Ghi chú Mặt trận Balkan (Thế chiến thứ nhất)

  1. Quân đội Đông Pháp được thành lập vào tháng 2 năm 1915 hoạt động tại Gallipoli. Tháng 10 năm 1915, đạo quân được chuyển đến Balkan. Chỉ huy đầu tiên là Tướng Maurice Sarrail. Tháng 8 năm 1916, sau khi Sarrail được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng tất cả các lực lượng Entente trên mặt trận Thessaloniki, nắm quyền đạo quân phía Đông là: Victor Cordonnier (11 tháng 8 năm 1916 - 19 tháng 10 năm 1916); Paul Leblois(19 tháng 10 năm 1916 - 1 tháng 2 năm 1917); Paul François Grossetti (1 tháng 2 năm 1917 - 30 tháng 9 năm 1917); Charles Regnot (30 tháng 9 năm 1917 - 31 tháng 12 năm 1917); Paul Henrys từ ngày 31 tháng 12 năm 1917.
  2. Tháng 10 năm 1915, Lực lượng Viễn chinh Địa Trung Hải của Quân đội Anh (Mediterranean Expeditionary Force - MEF) được chia thành Quân đội Dardanelles và Quân đội Salonika. Quân đội Salonika thống nhất toàn bộ lực lượng Anh trên mặt trận Salonika.
  3. Tháng 5 năm 1916, Sư đoàn bộ binh 35 của quân Ý đến Mặt trận Thessaloniki và ở đó cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ngoài ra, Quân đoàn 16 (các Sư đoàn bộ binh 38, 43 và 44) hoạt động tại Albania. Tư lệnh Sư đoàn 35 qua các thời kỳ: Carlo Petitti di Roreto (17 tháng 5 năm 1916 - 6 tháng 5 năm 1917); Giuseppe Pennella (6 tháng 5 năm 1917 - 16 tháng 6 năm 1917) Giovanni Battista Chiossi (16 tháng 6 năm 1917 - 2 tháng 7 năm 1917) Ernesto Mombelli (từ 2 tháng 7 năm 1917). Chỉ huy quân Ý tại Albania (Quân đoàn 16): Emilio Bertotti (20 tháng 11 năm 1915 - 8 tháng 3 năm 1916); Settimio Piacentini (8 tháng 3 năm 1916 - 17 tháng 6 năm 1916); Oreste Bandini (18 tháng 6 năm 1916 - 11 tháng 12 năm 1916); Giacinto Ferrero (từ 11 tháng 12 năm 1916).[1][2]
  4. Năm 1916, Lữ đoàn bộ binh đặc biệt số 2 và Lữ đoàn đặc biệt số 4 của quân đội Nga đã đến Mặt trận Thessaloniki và tham gia tích cực vào diễn biến 1916-1917.
  5. Sử sách Nga xếp Chiến dịch România vào Mặt trận phía Đông của Thế chiến I, nhưng các sử gia phương Tây coi chiến dịch này nằm ở mặt trận Balkan. Xem chi tiết về Chiến dịch România trong bài viết Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)România trong Thế chiến thứ nhất.
  6. Trong cuốn sách "История Первой мировой войны 1914—1918 гг." (Lịch sử Thế chiến thứ nhất 1914-1918) (Moskva: Nauka, 1975 do Tiến sĩ Khoa học Lịch sử I.I. Rostunov biên tập) tham khảo công trình của nhà sử học quân sự người Mỹ Trevor Dupuis “The military history of world war I, vol. 1—12" (Lịch sử quân sự Thế chiến I, quyển 1-12) (New York, 1967) có đề cập rằng ngay cả trước khi tuyên chiến, cụ thể là vào ngày 26 tháng 7 năm 1914, tàu chiến Áo-Hung đã tấn công các tàu hơi nước Serbia trên sông Danube, bắt giữ ba tàu và pháo kích vào bờ phía Serbia. Một trong những con tàu tấn công có thể còn tồn tại đến ngày nay (2007).
  7. 190.000 quân trong lực lượng ban đầu được chuyển đi Galicia.
  8. Ở Serbia, các sư đoàn bộ binh không được đánh số mà được gọi theo vùng đóng quân. Năm sư đoàn cũ mang tên: Morava, Shumadiyska, Danube, Timok và Drinska. Sau các cuộc Chiến tranh Balkan, năm sư đoàn mới được thành lập trên các vùng mới được sáp nhập, mang các tên gọi: Kosovo, Vardar, Ibarskaya, Bregalnitskaya và Moosystemrskaya.
  9. Quân đội Nga có số lượng đạn chuẩn bị cho mỗi khẩu nhiều nhất đến 1300 quả. Con số này ở các quân đội khác là 900-1000.
  10. Quân Serbia thiếu đạn pháo trầm trọng. Tháng 11 năm 1914, quân Serbia chỉ đáp trả một phát trên mỗi 100 phát pháo binh Áo bắn ra.[35]
  11. ВМРО - Внутренняя македонско-одринская революционная организация - Tổ chức cách mạng Macdonia-Odrin trong nước đứng về phía Bulgaria trong Thế chiến thứ nhất
  12. Việc đánh chiếm mất đến ba ngày thay vì một ngày như dự kiến. Quân Serbia kiên cường chống trả và gây ra tổn thất đáng kể cho quân Áo và Đức. Tuy nhiên, quân Đức kiên trì tấn công và sự tiếp ứng kịp thời công binh và pháo binh giúp họ chiến thắng. Nắm trong tay một số lượng lớn phương tiện vượt sông cho phép quân Đức chuyển quân số lớn sang sông mà không cần dựng cầu, kể cả trong khi quân Serbia trấn giữ đầu cầu phản công dữ dội.
  13. Quân Serbia còn đụng độ các lực lượng Albania do Áo-Hung hỗ trợ thành lập để gây thiệt hại tối đa cho Serbia trên đường rút lui.
  14. Tổng kết chiến sự năm 1915 ở mặt trận Balkan, phía Đông và Địa Trung Hải, Thủ tướng Anh Lloyd George viết: “Quân Dardanelles được sơ tán; Balkan rơi vào tay Liên minh; đường tới sông Danube, tới Constantinopolis và đến Biển Đen cuối cùng bị đóng lại; Serbia bị loại; Nga đang dần đến thất bại không kiểm soát được; Romania bị cô lập."
  15. Lúc này, một sư đoàn Ý và một lữ đoàn bộ binh Nga đã đến mặt trận Thessaloniki. Quân số của lực lượng đồng minh lên tới 369.000 người và khoảng 250 nghìn người trực tiếp tham gia chiến đấu.[61]
  16. Đức không quan tâm đến các cuộc hành quân lớn ở mặt trận Thessaloniki. Hồi ký Erich von Falkenhayn viết: "Đối với diễn biến chung của cuộc chiến, việc 200.000 đến 300.000 kẻ thù bị xích ở khu vực hẻo lánh này vẫn có lợi hơn là đẩy chúng khỏi Bán đảo Balkan đến Chiến trường Pháp."[66]
  17. Dù chỉ chính thức tham chiến vào mùa hè năm 1917 nhưng từ năm 1916, các đội quân tình nguyện Hy Lạp theo lệnh tướng Sarrail đã chiến đấu cùng phe Hiệp ước.
  18. 12.500 cựu tù binh của Áo-Hung (người Serb, người Croatia và người Sloven) được tàu Anh đưa từ Nga đến Balkan để thành lập một sư đoàn tình nguyện Serbia.
  19. Ba quân đoàn Hy Lạp chiến đấu trên mặt trận: Quân đoàn A (Sư đoàn bộ binh 1, 2 và 13), Quân đoàn B (Sư đoàn bộ binh 3, 4 và 14) và Quân đoàn Vệ Quốc (Sư đoàn Archipelago, Sư đoàn Sereskaya, Sư đoàn Cretan). Ngoài ra còn có Sư đoàn bộ binh 9.
  20. Sư đoàn đặc biệt của Nga trên mặt trận Thessaloniki từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1918 bị giải tán do binh lính có tình cảm cách mạng mạnh mẽ.[78]
  21. Tập đoàn quân gọi là "Đức" vì được tăng cường các tiểu đoàn bộ binh và vũ khí Đức, nhưng phần lớn quân số vẫn là các đơn vị Bulgaria.
  22. Lịch sử Bulgaria gọi ba trận chiến hồ Doiran là sử thi Doiran khi quân Bulgaria phòng ngự kiên cường đã bẻ gãy các nỗ lực tấn công của lực lượng đồng minh. Chỉ huy quân đội Bulgaria tại Doiran, tướng Vazov trở thành anh hùng dân tộc Bulgaria.
  23. Quân Bulgaria tháo chạy vội vã, bỏ lại một lượng lớn nhà kho, xe cộ và hàng hóa. Ngoại trừ trong các trận chiến giành Skopje, Bulgaria dùng một đoàn tàu bọc thép sơ tán được một lượng khí tài đáng kể, đồng thời phá hủy kho hàng và cầu cống.[86]
  24. Sau Thế chiến thứ nhất, khoảng 60.000 người Serb tái định cư ở Macedonia và Kosovo, chủ yếu đến từ Croatia, Bosnia và Montenegro.
  25. Ngoài ra, người Macedonia chạy đến đến vùng núi của Macedonia, nơi VMORO (Вътрешна македонска революционна организация) tổ chức các đội vũ trang chống lại chính quyền Serbia. Một bộ phận đại diện của VMORO yêu cầu quyền tự trị cho Macedonia, bộ phận khác lại yêu cầu gia nhập Bulgaria.
  26. Trong số đó, 45.000 người thiệt mạng khi chiến đấu, chết sau đó do bị thương, mất tích và không tìm được về sau, 72.553 người chết trong điều kiện tù binh (theo thống kê chính thức).
  27. Trong số đó, 110.000 người chết vì chiến sự, 230.000 người chết vì đói và bệnh tật.
  28. Trong số đó, 6.365 người tử trận, 3.255 người mất tích không tìm được sau đó, 2.000 binh sĩ và sĩ quan chết do bị thương, và 15.000 người chết vì bệnh tật.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt trận Balkan (Thế chiến thứ nhất) http://www.everyculture.com/multi/Pa-Sp/Serbian-Am... http://amac.hrvati-amac.com/index.php?option=com_c... http://www.imdb.com/title/tt0172776/ http://www.imdb.com/title/tt0200782/ http://www.imdb.com/title/tt0906083/ http://www.imdb.com/title/tt0933016/ http://www.imdb.com/title/tt1272006/ http://www.kroraina.com/knigi/zbf_ww1/zbf_6a.html http://necrometrics.com/20c5m.htm#WW1 http://hrcak.srce.hr/index.php?show=clanak&id_clan...